888casino app - phiên bản di động

Sáng ngày 26/01/2024, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp-Hiệu trưởng Nhà trường đã tham dự Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo Thiết kế vi mạch và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng và đại diện các cơ sở đào tạo của Đà Nẵng trình bày tham luận về đề xuất chính sách tại Tọa đàm Đà Nẵng và Chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo.

Toàn cảnh Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo Thiết kế vi mạch và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng

Tọa đàm “Đà Nẵng và Chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo” do UBND Thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện các sở, ban, ngành và cơ quan trung ương có liên quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo một số công ty thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo trong, ngoài nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và có quan tâm đầu tư đến thành phố Đà Nẵng; Các doanh nghiệp điện tử trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng có liên quan đến lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; đại diện các vườn ươm, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Đại học Đà Nẵng và các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và lân cận.

Với vai trò đại diện các cơ sở đào tạo của Đà Nẵng, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp đã trình bày những chia sẻ về nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại thành phố, các giải pháp thu hút, nuôi dưỡng nguồn lực, cũng như tháo gỡ những nút thắt trong các chính sách thông qua góc nhìn từ phía trường đại học là đơn vị đào tạo, nuôi dưỡng, phát triển và cung cấp nguồn nhân lực.

PGS.TS. Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng VKU trình bày tham luận

Theo PGS.TS. Huỳnh Công Pháp chia sẻ, VKU là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo về công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số. Nhà trường đào tạo theo định hướng ứng dụng, sinh viên Nhà trường được học các kiến thức công nghệ ngay từ năm 1, năm 2 cùng với việc tăng cường kỹ năng về ngoại ngữ tiếng Anh, Nhật, Hàn. Bên cạnh đó, VKU cũng chủ động mời các chuyên gia của doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo để nâng cao năng lực cho sinh viên trong rèn luyện kỹ năng mềm, nắm bắt kiến thức về công nghệ, tiếp cận thực tế các dự án của doanh nghiệp. Với chương trình đào tạo tiên tiến và phương pháp đổi mới, VKU từng bước xây dựng và đã sẵn sàng với đội ngũ gần 30 giảng viên cơ hữu trong lĩnh vực vi điện tử, vi mạch bán dẫn, kỹ thuật máy tính (dự kiến sẽ gửi 3 giảng viên sang Hàn Quốc làm Tiến sĩ, Postdoc về lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong thời gian đến); triển khai các phòng Lab thiết kế vi mạch từ nguồn kinh phí dự án ODA của Hàn Quốc (10 tỷ đồng), phòng thí nghiệm công nghệ mới của Tập đoàn Nam Long Group tài trợ và phòng Lab về IoT và vi mạch gần 20 tỷ đồng từ dự án WorldBank của ĐHDND; xây dựng không gian nghiên cứu và đổi mới sáng tạo khởi nghiệp. Mặc khác, VKU đã công bố tuyển sinh 2024 với 60 chỉ tiêu kỹ sư Thiết kế vi mạch, chiêu sinh chương trình đào tạo ngắn hạn thiết kế vi mạch bán dẫn (6 tháng) với khóa đào tạo chuyển đổi, tăng tốc và dự kiến tuyển sinh Thạc sỹ có chuyên ngành vi mạch bán dẫn, AI, mở rộng thêm các chuyên ngành đóng gói, kiểm thử, vi điện tử, … cùng với nhiều chính sách nổi bật, thu hút người học về học phí, hỗ trợ tài chính và ký túc xá. Dự kiến đến năm 2026, VKU sẽ tuyển sinh Tiến sỹ có chuyên ngành Vi mạch bán dẫn và AI.

Qua báo cáo tham luận tại tọa đàm, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp đã đề xuất với Thành phố Đà Nẵng một số giải pháp về chính sách phát triển, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo cụ thể:

  • Đối với Chính phủ, Bộ ngành: (1) cần có nhiều giải pháp để thúc đẩy nhiều trường đại học, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo các chương trình chính quy, tăng tốc, tập huấn ngắn hạn; (2) điều chỉnh các chính sách học phí ưu đãi, học bổng, chính sách tín dụng đối với người học; (3) Tăng cường đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất, hạ tầng thông qua các đề án đặc thù; xây dựng quỹ khoa học công nghệ, chương trình tài trợ nghiên cứu, đổi mới sáng tạo khởi nghiệp; điều chỉnh hoặc cải tiến các thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ nước ngoài để thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các quỹ hỗ trợ quốc tế; (4) cải tiến các thủ tục mời chuyên gia, giáo sư nước ngoài đến làm việc.
  • Đối với thành phố Đà Nẵng: (1) cần xây dựng đề án giữ chân và thu hút nhân lực với những chính sách cụ thể như tài trợ học phí cho sinh viên có hộ khẩu tại Đà Nẵng, hỗ trợ/tài trợ chi phí chỗ ở cho sinh viên ngoài thành phố theo học ICT và vi mạch tại Đà Nẵng. (2) Triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn tăng tốc trong thời gian ngắn (3 tháng, 6 tháng) với đội ngũ giảng viên nguồn được tuyển chọn từ các trường đại học tại Đà Nẵng và lựa chọn sinh viên xuất sắc năm cuối hoặc vừa mới ra trường tại Đà Nẵng. (3) Đối với các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng sinh viên các trường đại học cần có chính sách học bổng bù lại một phần kinh phí đào tạo cho người học. (4) Có chính sách hỗ trợ kinh phí, chỗ ở cho các chuyên gia Việt kiều, người nước ngoài. (5) Thành phố cần xây dựng Quỹ phát triển vi mạch bán dẫn, AI để hỗ trợ học bổng, tài trợ các cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu. (6) Xây dựng hạ tầng, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, đào tạo dùng chung. (7) Đặc biệt xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia dùng chung, nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp và dự báo nguồn nhân lực.

Với những tiềm năng và định hướng trong thời gian tới, VKU hy vọng và tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Thành phố Đà Nẵng để sớm phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng nền kinh tế của thành phố nói riêng và góp phần nhỏ bé vào phát triển, nguồn nhân lực cho Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Trung tâm Học liệu và Truyền thông VKU

Trước đó, Thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo Thiết kế vi mạch và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC), là đơn vị đầu mối chuyên trách giúp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu lãnh đạo TP. Đà Nẵng xây dựng và triển khai Đề án phát triển chip bán dẫn và vi mạch..

Trung tâm DSAC có 03 chức năng chính là: (1) Đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, (2) Hỗ trợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, (3) Liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Ông Lê Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm DSAC.

Một số hình ảnh:

686 Views

Tân sinh viên Cơ sở vật chất Thư viện điện tử Đề án tuyển sinh Chương trình toàn cầu Tra cứu văn bằng