VKU tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Mạng cảm biến và Trí tuệ di động Việt Nam (SeMI 2024)
Ngày 24-25/10/2024, tại 888casino app và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế về Mạng cảm biến và Trí tuệ di động Việt Nam (Sensor Networks and Mobile Intelligence Vietnam Workshop – SeMI 2024) nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan về mạng cảm biến và cảm biến di động. Hội thảo SeMI 2024 do Tiểu ban kỹ thuật thuộc IEICE (Institute of Electronics, Information and Communication Engineers – Viện Kỹ sư Điện tử, Thông tin và Truyền thông), Nhật Bản chủ trì tổ chức với sự đồng hành, đăng cai của 888casino app và Truyền thông Việt – Hàn.
Toàn cảnh khai mạc Hội thảo SeMI 2024
Tham dự SeMI 2024, về phía VKU, có PGS.TS. Huỳnh Công Pháp-Hiệu trưởng Nhà trường, các Phó Hiệu trưởng: TS. Trần Thế Sơn, TS. Huỳnh Ngọc Thọ; về phía IEICE SeMI, có GS. Kazuya Monden-Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật (Tập đoàn Hitachi, Nhật Bản), các Phó Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật: GS. Yasunori Owada-Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia, Nhật Bản, GS. Shunsuke Saruwatari-Đại học Osaka, Nhật Bản. Tham dự còn có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học Việt Nam, Nhật Bản, cùng giảng viên, sinh viên Khoa Khoa học máy tính, Khoa Kỹ thuật máy tính và Điện tử.
TS. Trần Thế Sơn – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo SeMI 2024
Phát biểu khai mạc SeMI 2024, TS. Trần Thế Sơn-Phó Hiệu trưởng, Ban Tổ chức địa phương cho biết: Với vai trò, vị thế và trách nhiệm của VKU trong cộng đồng và sự phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo về công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, chúng tôi rất vinh dự được đồng tổ chức Hội thảo quốc tế SeMI 2024 cùng với IEICE. Là một trong ba trường đại học công lập đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, và là trường duy nhất tại khu vực Miền Trung-Tây Nguyên chuyên sâu đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số, VKU đã tạo ra sức hút lớn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kiện này không chỉ thúc đẩy hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam, mà còn tạo cơ hội để trao đổi và thảo luận về những công nghệ tiên tiến trong mạng cảm biến di động và môi trường thông minh. Đây cũng là nền tảng quan trọng để phát triển các ứng dụng và hệ thống thông minh hiện nay như thành phố thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, ….
GS. Kazuya Monden-Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật IEICE SeMI phát biểu chào mừng
Đại diện IEICE SeMI, GS. Kazuya Monden-Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật vui mừng và cảm ơn VKU đã đồng hành, đăng cai tổ chức SeMI 2024 tại Đà Nẵng. Qua đó, GS. Kazuya Monden cho biết SeMI được thành lập mới vào năm 2019 từ 2 tiểu ban kỹ thuật Trí tuệ xung quanh – Mạng cảm biến (ASN) và Mạng di động – Ứng dụng (MoNA). SeMI tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển như mạng lưới phổ biến, mạng di động và lĩnh vực mới dựa trên cảm biến di động. Cụ thể, ngoài nghiên cứu và phát triển công nghệ cảm biến, SeMI nhắm mục tiêu vào các công nghệ di động, bao gồm ô tô kết nối, công nghệ đeo được và robot, và điện toán phổ biến di động trích xuất kiến thức có giá trị từ dữ liệu cảm biến được thu thập. Hội thảo SeMI 2024 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong cả chất lượng nghiên cứu lẫn quy mô hợp tác quốc tế với những nghiên cứu đa dạng góp phần nâng cao hiểu biết về các công nghệ mới, mà còn đóng góp vào việc giải quyết những thách thức thực tiễn toàn cầu. Đặc biệt, việc nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực cảm biến thông minh, AI, IoT, và các hệ thống kết nối mạng đã và đang tạo ra những ứng dụng vượt trội, mang lại giá trị to lớn cho đời sống xã hội. Hy vọng với những nghiên cứu được trình bày tại SeMI 2024 sẽ tiếp tục truyền cảm hứng và mở ra những hướng đi mới cho các dự án công nghệ mang tính bền vững, toàn diện.
Hội thảo Quốc tế SeMI 2024 tập trung với 3 mục tiêu chính là: (1) Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các chuyên gia, nhà khoa học và giảng viên đến từ nhiều quốc gia trong lĩnh vực mạng cảm biến và trí tuệ di động.; (2) Chia sẻ các nghiên cứu mới nhất và thảo luận về những xu hướng phát triển công nghệ trong các lĩnh vực như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), mạng không dây thông minh, và hệ thống thông tin di động; (3) Ứng dụng công nghệ trong thực tiễn, đặc biệt là trong việc xây dựng các thành phố thông minh, quản lý năng lượng, và truyền thông không dây.
Các tác giả/nhóm tác giả trình bày báo cáo
SeMi 2024 đã diễn ra với các phiên thảo luận chuyên sâu và các bài phát biểu của các chuyên gia quốc tế. Một số chủ đề nổi bật của hội thảo gồm:
- Mạng cảm biến và IoT: Các nghiên cứu về tối ưu hóa mạng cảm biến, giảm độ trễ trong IoT-Blockchain và các phương pháp mới để cải thiện tính tin cậy của các hệ thống truyền thông không dây cho IoT.
- Trí tuệ di động và hệ thống học máy: Các nghiên cứu liên quan đến học liên kết không dây, trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng trong điều khiển robot và thành phố thông minh.
- Phát triển công nghệ trong thành phố thông minh: Các giải pháp tối ưu hóa hệ thống giao thông, năng lượng và quản lý dữ liệu trong các môi trường đô thị thông minh.
Phiên trình bày của các Keynote về các xu hướng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực mạng cảm biến và trí tuệ di động
Bên cạnh các phiên thảo luận, SeMI 2024 đã có bốn bài trình bày keynote nổi bật mang đến cái nhìn sâu sắc về các xu hướng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực mạng cảm biến và trí tuệ di động như: (1) A Lightweight Image-based Malware Detection Model for IoT devices tập trung vào phát triển một mô hình phát hiện mã độc có độ phức tạp tính toán thấp phù hợp cho các thiết bị IoT, giúp tăng cường bảo mật mà không làm giảm hiệu suất thiết bị (TS. Trần Thế Sơn-VKU); (2) “Mobile wireless networks for underground sewer surveys” giới thiệu hệ thống mạng không dây di động phục vụ cho khảo sát hệ thống cống ngầm, giúp tối ưu hóa việc thu thập dữ liệu từ môi trường khó tiếp cận (Susumu Ishihara-Shizuoka University); (3) “HAPS Mobile Communications” trình bày các tiến bộ trong truyền thông di động HAPS (High-Altitude Platform Stations), mở ra các khả năng kết nối không dây hiệu quả từ tầng cao khí quyển (Tomoaki Ohtsuki-Keio University); (4) “Circuit design in the AI era” khám phá các thách thức và cơ hội trong thiết kế mạch điện tử trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, với trọng tâm vào việc tối ưu hóa hiệu suất và ứng dụng AI trong phát triển phần cứng (TS. Ray Nguyen-Marvell Semiconductor). Những chủ đề này phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong lĩnh vực mạng cảm biến, trí tuệ di động, và ứng dụng AI.
TS. Ray Nguyen – Giám đốc cấp cao về Thiết kế Mạch điện Tương tự và Hỗn hợp tại Marvell Technology, Hoa Kỳ trình bày
Trong khuôn khổ của Hội thảo SeMI 2024, chiều ngày 25/10/2024, sẽ diễn ra Seminar Chương trình tiếp cận khu vực: “Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ với Thiết kế vi mạch và Công nghệ bán dẫn” với phần trình bày, chia sẻ của TS. Ray Nguyen – Kỹ sư xuất sắc và là Giám đốc cấp cao về Thiết kế Mạch điện Tương tự và Hỗn hợp tại Marvell Technology, Hoa Kỳ đến từ Thung lũng Silicon trình bày về “Thiết kế mạch điện trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” và chia sẻ những câu chuyện thành công thực tế để giải quyết những thách thức hiện nay.
Hội thảo Quốc tế Mạng cảm biến và Trí tuệ di động Việt Nam (SeMI 2024) đã diễn ra thành công với những phiên thảo luận và các bài trình bày chuyên sâu từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Sự kiện không chỉ là nơi trao đổi các nghiên cứu tiên tiến về mạng cảm biến và trí tuệ di động, mà còn mở ra những cơ hội hợp tác khoa học giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.
VKU, với vai trò là đơn vị đăng cai, đã khẳng định vị thế là trường đại học đào tạo và nghiên cứu hàng đầu tại khu vực Miền Trung-Tây Nguyên và cả nước, tiếp tục thực hiện sứ mệnh đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan. Sự tham gia của VKU vào các sự kiện học thuật quốc tế như SeMI không chỉ là cơ hội để Nhà trường cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường học thuật năng động, hiện đại.
Trung tâm Học liệu và Truyền thông
Mời xem tin trên các báo:
Báo Giáo dục và Thời đại:
Báo Quảng Nam:
Tạp chí Đông Nam Á:
Một số hình ảnh:
113 Views