888casino app: đề xuất giải pháp Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng
Sáng ngày 10/10/2023, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng nhà trường đã tham dự Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng với vai trò báo cáo viên trình bày tham luận.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành ủy – UBND Thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với sự tham dự của các đại biểu là đại diện HĐND, UBND, các Sở ban ngành, các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố; các chuyên gia tư vấn, doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Với vai trò là báo cáo viên tại Hội thảo, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp đã trình bày những chia sẻ về nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại thành phố, các giải pháp thu hút, nuôi dưỡng nguồn lực thông qua góc nhìn từ phía trường đại học là đơn vị đào tạo, nuôi dưỡng, phát triển và cung cấp nguồn nhân lực.
PGS.TS. Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng VKU báo cáo tại buổi hội thảo
Theo PGS.TS. Huỳnh Công Pháp chia sẻ, VKU là trường đại học công lập duy nhất, hàng đầu miền Trung chuyên đào tạo về công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số. Nhà trường đào tạo theo định hướng ứng dụng, sinh viên Nhà trường được học các kiến thức công nghệ ngay từ năm 1, năm 2 cùng với việc tăng cường kỹ năng về ngoại ngữ tiếng Anh, Nhật, Hàn. Bên cạnh đó, VKU cũng chủ động mời các chuyên gia của doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo để nâng cao năng lực cho sinh viên trong rèn luyện kỹ năng mềm, nắm bắt kiến thức về công nghệ, tiếp cận thực tế các dự án của doanh nghiệp. Với chương trình đào tạo tiên tiến và phương pháp đổi mới, VKU từng bước xây dựng, nuôi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế. VKU luôn sẵn sàng mở rộng các cơ hội hợp tác với tất cả doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tế để kéo gần khoảng cách giữa Nhà trường và Doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho sinh viên và doanh nghiệp khi tuyển dụng.
Qua báo cáo tham luận, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp đã đề xuất với Thành phố Đà Nẵng một số giải pháp trong việc phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn như:
1. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn cần có sự vào cuộc của 4 nhà: Nhà nước – Nhà nghiên cứu – Nhà trường và Nhà doanh nghiệp.
2. Thành phố cần tham mưu Chính phủ các chính sách mang tầm vĩ mô như chính sách về học phí ưu đãi, cho sinh viên vay vốn.
3. Thành phố cần xây dựng Đề án giữ chân và thu hút nhân lực như tài trợ học phí cho sinh viên có hộ khẩu tại Thành phố Đà Nẵng, hỗ trợ hoặc tài trợ chi phí chỗ ở cho sinh viên ngoài thành phố theo học ngành vi mạch bán dẫn tại các trường Đại học ở Đà Nẵng. Có chính sách hỗ trợ các trường đại học, các tổ chức, doanh nghiệp hợp tác và thu hút các chuyên gia Việt kiều, người Việt ở nước ngoài về Đà Nẵng làm việc.
4. Đẩy mạng tăng cường hợp tác giữa trường Đại học với doanh nghiệp trong đó xây dựng khu thực tập, triển khai dự án doanh nghiệp tại trường với các lớp đào tạo chung.
5. Triển khai các chương trình đào tạo hợp tác với doanh nghiệp trong đó đào tạo nguồn giảng viên được tuyển chọn từ các trường đại học tại Đà Nẵng và triển khai sớm các chương trình tăng tốc cho các sinh viên xuất sắc được tuyển chọn từ các sinh viên năm cuối hoặc vừa mới ra trường.
Kết thúc hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng-Nguyễn Văn Quảng kết luận một số vấn đề trọng tâm mà thành phố Đà Nẵng cần làm ngay và triển khai trong thời tới, trong đó, giao các trường Đại học Bách khoa, Đại học CNTT&TT Việt – Hàn thuộc Đại học Đà Nẵng, Đại học FPT, Đại học Duy Tân sẽ là những trường đại học chủ công trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố. Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, HĐND thành phố về các chính sách hỗ trợ tầm vĩ mô, điều chỉnh cơ chế đặc thù về chỉ tiêu tuyển sinh cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn của các trường đại học.
Dự kiến, ngày 21/10/2023, tại VKU sẽ công bố chương trình đào tạo chuyên ngành vi mạch bán dẫn với lộ trình, chính sách đào tạo và kế hoạch xây dựng Lab nghiên cứu, thiết kế vi mạch dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 10 tỷ đồng từ nguồn vốn dự án ODA do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA. Bên cạnh đó, cũng diễn ra Workshop Công nghệ vi mạch bán dẫn với chủ đề Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn do các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông (ETRI), Hàn Quốc trình bày và trao đổi, thảo luận bàn tròn về phát triển nguồn nhân lực thiết kế và chế tạo vi mạch bán dẫn cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay với các góc nhìn khác nhau đến từ các bên liên quan.
Với những tiềm năng và định hướng trong thời gian tới, VKU hy vọng và tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Thành phố Đà Nẵng để sớm phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng nền kinh tế của thành phố nói riêng và góp phần nhỏ bé vào phát triển, nguồn nhân lực cho Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.
Trung tâm Học liệu và Truyền thông
Tin trên các báo:
Báo điện tử Chính phủ:
Tạp chí Đông Nam Á:
Một số hình ảnh:
239 Views